Địa chỉ: 430 Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Menu
Danh mục
Bài viết
Sản phẩm
Sản phẩm mới thêm

Có 0 sản phẩm

Xem giỏ hàng
Chương trình Khuyến mãi

Những nguyên nhân "quan trọng" khiến trẻ nổi mẩn ngứa

Vệ sinh da kém, thời tiết nóng nực hay da đổ nhiều mồ hôi là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề về sức khỏe, cần chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt.
21/05/2024 140 lượt xem

1. Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn ngứa là hiện tượng làn da của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Một số trẻ chỉ bị ngứa râm ran nhưng có những bé bị ngứa dữ dội. Nốt mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện tại một vùng da hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

trẻ nổi mẩn ngứa

Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa

Các vấn đề về da liễu thường khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa Nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn ngứa chủ yếu liên quan đến các bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe bên trong cơ thể cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Bao gồm:

1.1 Nổi mề đay :

Trẻ bị nổi mề đay do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với sự thay đổi của thời tiết hoặc các yếu tố dị nguyên nhân hóa chất, virus, vi khuẩn, nấm, phấn hoa hay thực phẩm. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện các nốt hay mảng phồng rộp trên da được bao quanh bởi quầng đỏ. Chúng có kích thước không đồng đều. Các vết mẩn ngứa, phát ban thường tự biến mất sau khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn và có thể xuất hiện trở lại. Khi dùng tay ấn vào, các mảng mề đay có thể chuyển sang màu trắng.
  • Ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng ngứa nhiều hơn.
  • Có cảm giác nóng rát, châm chích ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Phù mạch do vùng hạ bì và các lớp dưới da bị sưng nề.

1.2 Viêm da cơ địa :

Bị viêm da cơ địa ngón tay mất dấu vân tay phải làm thế nào? - Kiến ...

Viêm da cơ địa là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam

Bệnh viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là eczema hay chàm cơ địa. Căn bệnh này thường khởi phát sau khi bé tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hoặc do bị dị ứng. Các khu vực bị nổi mẩn ngứa chủ yếu là ở vùng bàn tay, trên mặt của bé hay các nếp gấp. Bệnh tiến triển rầm rộ thành từng đợt rồi thuyên giảm nhưng có thể tái phát trở lại sau một thời gian.

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa mà trẻ có thể gặp các triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn cấp: Da trẻ nổi nhiều nốt mẩn đỏ và mụn nước trên nền ban đỏ, ngứa da. Ban đầu các nốt mẩn ngứa thường mọc ở vùng má, trán hay cằm rồi dần dần lan rộng xuống thân mình và cả tay chân nếu không được điều trị kịp thời. Mụn nước có thể tiết dịch và đóng vảy.
  • Giai đoạn bán cấp: Da giảm tiết dịch và bớt phù nề.
  • Giai đoạn mãn tính: Bệnh tái phát nhiều lần trên cùng một vị trí dẫn đến hiện tượng liken hóa, xuất hiện các lớp tăng sừng. Chúng tạo thành các mảng nổi gồ trên bề mặt da có ranh giới rõ ràng.

1.3 Nấm da :

Một số trẻ bị nổi mẩn ngứa do nấm da. Bệnh do vi nấm sợi tơ dermatophyte gây ra. Chúng có thể bám trên da đầu, tóc, móng tay chân hay tế bào sừng của da. Trẻ trên 2 tuổi thường mắc căn bệnh này.

Các triệu chứng nấm da ở trẻ em:

  • Da nổi mụn nước, mẩn đỏ
  • Ngứa ở mức độ vừa phải hoặc không ngứa
  • Tổn thương có thể lan rộng thành hình tròn hay hình bầu dục. Bao quanh là bờ màu đỏ có mụn nước hoặc đóng vảy.
  • Trẻ bị nấm da đầu còn xuất hiện vảy trắng bong tróc kèm theo tình trạng gãy sợi tóc, rụng tóc.

1.4 Dị ứng thuốc :

Tình trạng dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch của bé quá mẫn, bị kích thích quá mức với thành phần có trong một loại thuốc nào đó. Thường gặp nhất là thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid hay vắc xin.

trẻ bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nổi mẩn ngứa

Triệu chứng nhận biết:

  • Ngứa nổi mề đay khắp người hoặc xuất hiện nhiều nốt mẩn trên da
  • Đỏ toàn thân
  • Nóng bừng da
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Sưng miệng…

1.5 Bệnh Lyme :

Căn bệnh này thường xảy ra sau khi trẻ bị côn trùng cắn. Khoảng 70 – 80% các trường hợp bị nổi mẩn đỏ ngứa sau vài ngày hoặc vài tuần. Các nốt mẩn có thể lan rộng ra vùng xung quanh.

Các dấu hiệu khác có thể gặp:

  • Sốt
  • Ớn lạnh trong người
  • Đau nhức cơ thể…

1.6 Các vấn đề về gan mật :

Khi trẻ bị ứ mật, tắc mật hay mắc các bệnh về gan sẽ dễ gây ra biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các dấu hiệu khác như vàng da, chán ăn, ăn uống lâu tiêu, vàng mắt, mệt mỏi, buồn nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, chảy máu chân răng…

1.7 Sốt đốm vùng núi Rocky :

Sốt phát hiện ở Rocky Mountain (RMSF) là một bệnh lây lan qua vết cắn của bọ ve. Bệnh xảy ra do bọ ve chứa vi khuẩn gây bệnh trong tuyến nước bọt. Khi ve bám vào da, nó hút máu của bệnh nhân và truyền vi khuẩn vào máu. Các vết cắn của bọ ve thường không rõ ràng nên cha mẹ khó phát hiện ra nguyên nhân dẫn tới bệnh.

Mẩn ngứa là biểu hiện của 85-90% các ca bệnh và xuất hiện vào ngày thứ 2 tới thứ 5 khi mắc bệnh. Tình trạng này có thể dẫn tới tử vong ở cả người trường thành lẫn trẻ em do vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều hết sức cần thiết.

1.8 Vệ sinh cơ thể kém :

Trẻ không được tắm rửa, thay quần áo thường xuyên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công vào da. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nổi mẩn ngứa, viêm da và nhiều vấn đề khác về da liễu.

1.9 Trẻ nổi mẩn ngứa do côn trùng cắn

Vết đốt của muỗi, kiến, ong, sâu hay các loại côn trùng có nọc độc thường khiến da bé bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Khi bị côn trùng cắn, độc tố của chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh nhiều IgE và histamin dẫn đến tình trạng nổi phát ban ngứa trên da.

1.10 Dị ứng thực phẩm :

Các thành phần lạ có trong thực phẩm thường khiến trẻ bị dị ứng. Hiện tượng dị ứng thực phẩm ở trẻ có thể xảy ra trong vòng vài phút hay vài giờ sau ăn.

Tránh ăn những thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng quá nhiều

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nổi mẩn ngứa, ban đỏ trên một số vùng da hay toàn thân
  • Phù mặt, sưng môi hoặc phù quanh mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn ói liên tục
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Ngứa mắt
  • Ngứa mũi, chảy nhiều nước mũi…

1.11 Hăm tã :

Trẻ mang tã thường xuyên rất dễ bị hăm tã, nổi mẩn ngứa. Nguyên nhân là do hiện tượng ma sát giữa tã với da khiến da bị kích ứng hoặc do không khí bên trong khu vực mang tã bị bí bách, không thoát ra ngoài được, từ đó gây tích tụ mồ hôi, ẩm ướt và tạo điều kiện cho nấm cùng vi khuẩn phát triển gây viêm da, nổi mụn, ngứa ngáy. Trường hợp bị hăm tã nghiêm trọng, da trẻ còn xuất hiện các vết trợt loét, chảy máu.

1.12 Rôm sảy :

Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do thời tiết nóng nực quá mức, da bé đổ nhiều mồ hôi nhưng không được làm sạch thường xuyên hoặc do cha mẹ mặc quần áo ủ ấm con quá mức. Lúc này, chất bã nhờn bị đọng lại trong nang lông kết hợp với vi khuẩn gây viêm da, nổi mẩn ngứa.

nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn ngứa

Một số trẻ bị nổi mẩn ngứa do rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện trên da với hình dạng là những nốt mụn đỏ có kích thước nhỏ. Bên trong mụn có thể chứa dịch hoặc mủ trắng. Chúng gây cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khiến bé vô cùng khó chịu.

2. Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa :

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ còn xuất hiện vì những lý do khác như:

  • Dị ứng thời tiết, thường gặp nhất trong những thời điểm giao mùa
  • Viêm da tiếp xúc
  • Vết loét lạnh
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Bệnh ban đào
  • Bệnh tinh hồng nhiệt
  • Bệnh tay chân miệng
  • Ban đỏ nhiễm khuẩn
  • Nhiễm giun sán
  • Đái tháo đường bẩm sinh.

3. Trẻ nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ không quá nghiêm trọng. Các nốt mẩn ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ và biến mất sau vài ngày.

Tuy nhiên, hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ em đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến toàn thân khiến bé khó chịu, hay quấy khóc, khó ngủ và bỏ ăn. Cảm giác ngứa ngáy còn khiến bé liên tục phải cào gãi để thỏa mãn cơn ngứa khiến cho da bị trầy xước, chảy máu hoặc thậm chí là lở loét do bội nhiễm vi khuẩn.

Do vậy, trẻ bị nổi mẩn ngứa cần được theo dõi, đánh giá và kiểm tra cẩn thận để không bỏ qua bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhà nhất nếu có các dấu hiệu nặng như:

  • Khó thở, hơi thở nặng nhọc, thở khò khè
  • Co thắt trong cổ họng
  • Khàn giọng
  • Khó nói
  • Buồn nôn hoặc nôn ói liên tục
  • Đau bụng dữ dội
  • Sưng môi, sưng lưỡi hay sưng cổ họng
  • Tim đập nhanh
  • Phát ban, nổi mẩn ngứa toàn thân
  • Chóng mặt hoặc mất ý thức.

Nguồn: https://benhvientinh.binhphuoc.gov.vn/

 

Top zalo
số điện thoại